kiến thức y khoa

CHUYỂN ĐỔI KHÁNG SINH TỪ ĐƯỜNG TIÊM SANG ĐƯỜNG UỐNG
[ Cập nhật vào ngày (10/12/2018) ]


I. Tiêu chí lựa chọn hoặc loại trừ bệnh nhân:

Một BN phải thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn lựa chọn và không thỏa mãn bất kỳ tiêu chuẩn loại trừ nào, thì có thể cân nhắc chuyển IV sang PO (Bảng 1).

Bảng 1. Tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ bệnh nhân

Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân

1. BN có thểuống thuốc được

- Ăn uốngbình thường

- BN có sử dụngthuốc dạng uốngkhác

- Bệnh nhân cóống tiêu hóalàm việc tốt (dung nạp ít nhất 1L/ngày dung dịch uống hoặc 40mL/h dinh dưỡng qua ruột)

1.Không có khả năng dùng thuốc đường uống:

- Tắc nghẽn ống tiêu hóa, hấp thu kém, xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột hoặc tiêu chảy nặng, nôn mửa.

- Co giật và nguy cơ đường thở

- BN từ chối dùng thuốc đường uống được ghi nhận trong bệnh án

1. Dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng đã được giải quyết và tiến triển:

- Số lượng bạch cầu giảm về giới hạn bình thường

- Phim X-quang ngực có tiến triển

- Nhiệt độ cơ thể thấp hơn 37,70C trong ít nhất 24-48 h

- Nhịp thở < 20 lần/phút

 

 

 

2.Tình trạng bệnh nặng

- Viêm màng não, viêm màng tim, nhiễm trùng khi lắp bộ phận giả, viêm tủy xương, nhiễm trùng, viêm mô tế bào…

- BN bị nhiễm microcystis độ 3 hoặc 4

- Nhiễm trực khuẩn mủ xanh đã được ghi nhận và/hoặc tiêm kháng sinh < 24 h

- Nhiễm âmCandidahuyết < 7 ngày.

Huyết áp thấp hoặc sốc

- BN suy giảm miễn dịch (sốt kèm giảm bạch cầu trung tính, hóa trị ung thư, ghép tạng, thiểu năng lá lách chức năng, AIDS)

3.Thuốc: Độ hấp thu và sinh khả dụng của thuốc dạng uống có thể tương đương được với dạng tiêm (Bảng 2).

3.Tuổi< 14 tuổi

 

II. Các hình thức chuyển đổi từ đường tiêm sang đường uống:

Có ba hình thức chuyển đổi kháng sinh từ đường IV sang PO :

Điều trị nối tiếp: Chuyển dổi kháng sinh cùng hoạt chất, cùng liều lượng nhưng khác đường dùng

Điều trị chuyển đổi: Chuyển đổi kháng sinh trong cùng nhóm, có cùng phổ kháng khuẩn nhưng khác nhau về hoạt chất, đường dùng.

- Điều trị xuống thang: Chuyển đổi kháng sinh có thể trong cùng một nhóm hoặc khác nhóm. Các đặc điểm về liều dùng, tần suất dùng và phổ kháng khuẩn có thể không giống nhau.

Bảng 2. Danh sách kháng sinh để chuyển đổi từ đường IV sang PO

1. Điều trị nối tiếp

Nhóm thuốc

Thuốc

Liều IV

Liều PO

Kháng sinh nhómΒ-lactam

Amipicillin

1g mỗi 6h

250 – 500 mg mỗi 6h

Cefuroxim

500 – 740 mg mỗi 8h

250 – 500 mg mỗi 12h

Kháng sinh nhóm macrolid

Azithromycin

250 mg mỗi 24h

500 mg mỗi 24h

250 mg mỗi 24h

500 mg mỗi 24h

Erythromycin

5000 – 1000 mg mỗi 6h

500 mg mỗi 6h

Kháng sinh nhóm Quinolon

Ciprofloxacin

 

200 – 400 mg mỗi 12h

400 mg mỗi 8h

250 – 500 mg mỗi 12h

750 mg mỗi 12h

Levofloxacin

200 mg mỗi 24h

400 mg mỗi 24h

800 mg mỗi 24h

200 mg mỗi 24h

400 mg mỗi 24h

800 mg mỗi 24h

Kháng sinh nhóm Lincosamid

Clindamycin

600-900 mg mỗi 8h

300-450 mg mỗi 6h

Kháng sinh nhóm Tetracyclin

Doxycyclin

100-200 mg mỗi 12h

100 -200 mg mỗi 12h

Minocyclin

200 mg mỗi 12h

200 mg mỗi 12h

Kháng sinh nhóm Oxazolidion

Linezolid

600 mg mỗi 12h

600 mg mỗi 12h

Kháng sinh nhóm nitroimidazole

Metronidazol

500 mg mỗi 12h

500 mg mỗi 12h

Kháng sinh nhóm Rifamycin

Rifampicin

600 mg mỗi 24h

600 mg mỗi 24h

2.  Điều trị chuyển đổi hoặc Điều trị xuống thang :

 

Nhóm thuốc

Thuốc

Liều IV

Kháng sinh đường uống thay thế

– Liều PO

Kháng sinh nhóm Aminoglycosid

Gentamycin hoặc

Tobramycin

6mg/kg cân nặng lý tưởng mỗi 24h

Ciprofloxacin 750 mg mỗi 12h

Kháng sinh nhóm Macrolid

Azithromycin

500mg mỗi 24h

Azithromycin250mg mỗi 24 h

Kháng sinh nhóm Penicillin

Penicillin G

1-2 triệu đơn vị mỗi 6h

Penicillin V 300 mg mỗi 6h

Kháng sinh nhómΒ-lactam

 

Ampicillin

1-2g mỗi 6h

Amoxicillin 500 mg mỗi 8h

Piperacillin/Tazobactam

3.375 g mỗi 6h

Amoxicilin/Clav. 500/125mg mỗi 8h

Hoặc

Ciprofloxacin 500 – 750mg + Metronidazol 500 mg mỗi 12h

Hoặc

Ciprofloxacin 500 -750 mg mỗi 12h + Clindamycin 450 mg mỗi 8h

Kháng sinh nhóm Cephalosporin

Cefazolin

1g mỗi 8h

Cefalexin 500 mg mỗi 6h

Ceftriaxone

1g mỗi 12h

Cefixim 200 mg mỗi 12h

Cefuroxim

750 mg mỗi 8h

1.5 g mỗi 8h

Cefuroxim 500 mg mỗi 12h

Ceftazidim

2 g mỗi 8h

Ciprofloxacin 500 – 750 mg mỗi 12h

Hoặc

Cefalexin 500 mg mỗi 6h


 

Trên đây là một số thông tin về việc chuyển đổi sử dụng kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống cho bệnh nhân, nay khoa Dược thông báo đến các khoa lâm để đảm bảo sử dụng thuốc cho bệnh nhân an toàn, hợp lý, tiết kiệm./.


 

 




DSCKI. Trương Thị Hạnh Nguyên - Khoa Dược - BVĐK TỈNH HẬU GIANG

  In bài viết



tin mới


Đơn vị trực thuộc

LIÊN KẾT

This website strongly recommends: https://www.iapac.to replica rolex
Giải Nobel Y học

SƠ đồ đường đi