Hội nghị - Hội thảo

HỎI ĐÁP THÔNG TIN THUỐC
[ Cập nhật vào ngày (19/12/2017) ]

Để sử dụng thuốc hợp lý thì cung cấp thông tin thuốc chính xác, đầy đủ, cập nhật là rất quan trọng. Một trong những hoạt động trọng tâm của Tổ Dược lâm sàng – Khoa Dược là trả lời thông tin thuốc của cán bộ y tế và bệnh nhân. Các câu hỏi liên quan đến sử dụng thuốc có thể gửi về Tổ DLS theo văn bản, email, điện thoại hoặc gặp trực tiếp. Dưới đây xin trích dẫn một số câu hỏi và trả lời liên quan đến thông tin thuốc đã cung cấp trong quý 4 năm 2016.


Câu hỏi 1: Cần dùng dung dịch gì và thể tích bao nhiêu để tráng, rửa ống thông (cannula) cố định ở tay của bệnh nhân trước và sau khi tiêm thuốc ?

         Trả lời:

         Dung dịch:

Dung dịch NaCl 0,9% được dùng để thụt rửa catheter động mạch hoặc tĩnh mạch để bảo đảm catheter sạch và vô khuẩn. Dung dịch nước muối sinh lý pha cùng với Heparin có thể được dùng để thụt rửa catheter động mạch để phòng cục máu đông và tắc đường truyền.

         Thể tích:

§  Catheter tĩnh mạch ngoại vi: Thường dùng bơm tiêm chứa 5ml NaCl 0,9% bơm vào cổng của catheter tĩnh mạch để thụt rửa.

§  Catheter tĩnh mạch trung tâm: dùng thể tích gấp đôi thể tích của catheter và đường truyền.

         Khi nào: Thụt rửa này đòi hỏi được tiến hành khi:

§  Trước khi chuẩn bị tiêm thuốc để bảo đảm catheter sạch và thông suốt.

§  Sau khi tiêm thuốc qua cổng catheter để bảo đảm toàn bộ lượng thuốc được tiêm vào máu.

§  Trong trường hợp tiêm nhiều thuốc liên tiếp nhau qua cùng một cổng catheter, cần thụt rửa catheter giữa mỗi lần tiêm thuốc để bảo đảm các thuốc không tương tác với nhau. Điều này đặc biệt quan trọng với các thuốc hóa trị liệu đường IV.

§  Sau mỗi khoảng thời gian nhất định dù không tiêm thuốc để bảo đảm duy trì catheter thông suốt. Thường dùng 1-2ml NMSL để thụt rửa mỗi 8h với catheter ngoại vi ngắn. Với catheter tĩnh mạch trung tâm, thì cần dùng một thể tích gấp đôi thể tích của catheter và đường truyền để thụt rửa. Thụt rửa bằng NMSL, sau đó bằng dung dịch heparin 100u/mlmỗi 12h.

         Yêu cầu:

Thụt rửa này sẽ không gây đau nếu catheter đặt đúng vị trí, tuy nhiên bệnh nhân có thể cảm giác lạnh di chuyển trong tĩnh mạch. Nếu thụt rửa gây đau thì đó là dấu hiệu cho thấy cần đặt catheter lại.

Có thể xem thêm ở video sau: https://www.youtube.com/watch?v=6l2sYOOAF4w

 

Câu hỏi 2: Record B fort (chứa 50mg vitamin B1 + 250 mg vitamin B6 + 5000mcg vitamin B12) có thể pha loãng trong 500ml Glucose 5% rồi truyền IV được không ? Vì theo như tờ hướng dẫn sử dụng thuốc thì chỉ thấy chỉ định theo đường tiêm bắp.

         Trả lời:

        Theo Tờ hướng dẫn sử dụng của Record B Fort thì chỉ hướng dẫn dùng đường IM sâu. Và rất nhiều biệt dược tương tự cũng khuyến cáo dùng đường IM sâu.

         Tuy nhiên, biệt dược tương tự Neurobion có bổ sung thông tin: Bởi vì có khả năng bị nhạy cảm với Vitamin B1, nên tiêm tĩnh mạch nên được dùng thận trọng và tiêm chậm đồng thời quan sát bệnh nhân xem có bị phản ứng dị ứng. Nếu tiêm IV thì pha trong dung dịch Glucose 5% .

         Nếu dùng biệt dược chỉ chứa Cyanocobalamin (B12) thì có thể dùng đường IM. Tránh dùng IV vì nó sẽ bị bài xuất nhanh ra nước tiêu khi tiêm IV.

         Vì vậy, đường tiêm được khuyên dùng của biệt dược Record B Fort là IM sâu. Chỉ dùng đường truyền IV nếu không thể tiêm IM.

Câu hỏi 3: Thường dùng 1 hoặc 2 ml herapin 5000UI/ml pha loãng trong 50 hoặc 100ml nước muối NaCl 0,9% để tráng dây truyền. Vì một lọ heparin có thể tích là 5ml, vậy phần heparin còn thừa này có thể bảo quản như thế nào và dùng trong bao lâu ?

 

         Trả lời :

         Phần dung dịch heparin còn thừa 5000UI/ml(còn trong lọ, chưa pha loãng) có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng (dưới 250C) hoặc trong tủ lạnh (2-80C)tối đa 28 ngày. 

Câu hỏi 4:Điều dưỡng khoa Ngoại chấn thương mang xuống Khoa dược 6 lọ kháng sinh Tarcefandol 1g đã được pha với nước cất với dung dịch màu vàng đậm hơn bình thường (bình thường là màu vàng nhạt) và Điều dưỡng khoa Ung bướu mang xuống 1 lọ Calcium folinat cũng có màu vàng đậm hơn bình thường (bình thường là màu vàng nhạt). Điều dưỡng lo ngại là thuốc kém chất lượng nên không dám tiêm?

         Trả lời:

        Dung dịch pha tiêm của cefamandole có màu vàng nhạt đến hổ phách [1].

        Biệt dược tương tự Mandol có cung cấp thông tin: Dung dịch pha tiêm của Mandol có màu thay đổi từ vàng nhạt đến hổ phách, phụ thuộc vào nồng độ và dung dịch pha loãng đã sử dụng [2].

        Dung dịch pha tiêm của calcium folinate có màu vàng nhạt đến vàng đậm [3].

        Như vậy, kháng sinh Tarcefandol 1g và Calcium folinat 10mg/ml pha với nước cất pha tiêm cho dung dịch màu vàng đậm hơn bình thường KHÔNG phải là dấu hiệu cho thấy chất lượng sản phẩm bất thường. Điều dưỡng CÓ THỂ tiêm thuốc cho bệnh nhân.




DS CKI Trương Thị hạnh Nguyên (sưu tầm) Theo https://www.nhipcauduoclamsang.com/hoi-dap-thong-tin-thuoc/

  In bài viết



tin mới


Đơn vị trực thuộc

LIÊN KẾT

This website strongly recommends: https://www.iapac.to replica rolex
Giải Nobel Y học