kiến thức y khoa

TỔNG KẾT CÔNG TÁC BÁO CÁO PHẢN ỨNG CÓ HẠI (ADR) NĂM 2017
[ Cập nhật vào ngày (10/12/2018) ]

Tính đến hết tháng 10 năm 2017, Trung tâm DI & ADR Quốc gia và Trung tâm DI & ADR khu vực TP. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận và xử lý 9682 báo cáo ADR (đạt 104,5 báo cáo/1 triệu dân). Trong đó, 8337 báo cáo được gửi từ các cơ sở khám, chữa bệnh và 1417 báo cáo ADR xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam từ các đơn vị sản xuất, kinh doanh dược phẩm (72 báo cáo trùng với báo cáo từ các cơ sở khám, chữa bệnh). Tổng số báo cáo nghiêm trọng là 3696 (chiếm 38,2% tổng số báo cáo được ghi nhận).


I. Các thuốc nghi ngờ gây ADR được báo cáo nhiều nhất từ các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc:

Trong 8337 báo cáo có 32 báo cáo về chất lượng thuốc, 1 báo cáo về sai sót điều trị và 9 báo cáo loại khác (dụng cụ y tế, mỹ phẩm, thuốc trừ sâu, …), do đó thông tin về thuốc nghi ngờ được thống kê trên 8295 báo cáo, tương ứng với 10307 thuốc nghi ngờ (tỷ lệ 1,24 thuốc/1 báo cáo).

Bảng: Danh sách 10 thuốc nghi ngờ được báo cáo nhiều nhất

STT

Tên thuốc

Số lượng

Tỷ lệ (%)

N=8295

1

Cefotaxim

919

11,1

2

Ceftriaxon

506

6,1

3

Ceftazidim

415

5,0

4

Diclofenac

393

4,7

5

Ciprofloxacin

386

4,7

6

Ethambutol

373

4,5

7

Phối hợp rifampicin/isoniazid/pyrazinamid

235

2,8

8

Levofloxacin

227

2,7

9

Cefuroxim

218

2,6

10

Haloperidol

206

2,5

II. Các trường hợp khẩn liên quan đến an toàn thuốc

Trong năm 2017, Trung tâm DI & ADR Quốc gia đã giải quyết 76 trường hợp khẩn bao gồm 56 trường hợp báo cáo ADR khẩn phản hồi cho đơn vị gửi báo cáo ADR và 20 trường hợp công văn cung cấp thông tin về an toàn thuốc cho cơ quan quản lý của Bộ Y tế. Trong các trường hợp báo cáo ADR khẩn, có 42 trường hợp tử vong và 21 chuỗi báo cáo. Song song với công tác phản hồi khẩn cho cá nhân, đơn vị gửi báo cáo ADR, Trung tâm DI & ADR Quốc gia cũng cập nhật các thông tin về an toàn thuốc gửi cơ quan quản lý của Bộ Y tế. Tính đến hết ngày 31/10/2017, tổng số công văn đã gửi là 20 công văn, trong đó, có 5 vấn đề đã được Cục Quản lý Dược cung cấp thông tin đến các cán bộ y tế bao gồm:

-    Cung cấp thông tin về nguy cơ xảy ra chứng calci hóa mạch máu và hoại tử da liên quan đến việc sử dụng warfarin.

-    Cung cấp thông tin và đề xuất thay đổi, bổ sung các nội dung trong nhãn thuốc và tờ Hướng dẫn sử dụng của các thuốc chứa testosteron.

-    Cho ý kiến về việc lưu hành và chỉ định của thuốc chứa rabeprazol tiêm truyền tĩnh mạch.

-    Cập nhật khuyến nghị của PRAC về việc tạm dừng cấp số đăng ký một số chế phẩm gadolinium.

-    Cập nhật khuyến cáo về thuốc tiêm methylprednisolon dạng tiêm.

III. Báo cáo ADR tại bệnh viện đa khoa tỉnh hậu giang 2017

- Tính đến ngày 31/12/2017 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang đã xảy ra tổng cộng 19 cas ADR. Trong đó:

3.1. Số lượng báo cáo theo quý:

Quý

Số lượng ADR

%

I

5

26,3

II

7

36,8

III

3

15,8

IV

4

21,1

Tổng

19

100

3.2. So sánh số lượng báo cáo ADR năm 2014 đến 2017:

Năm

Số lượng

2014

12

2015

7

2016

10

2017

19

3.3. Phân loại theo nhóm dược lý thuốc gây ADR:

Nhóm

Số lượng ADR

%

Kháng sinh

15

78,9

NSAID, giảm đau

2

10,5

Dịch truyền

1

5,3

Không rõ

1

5,3

Tổng

19

100

3.4. Phân loại theo đường dùng thuốc gây ADR:

Đường dùng

Số lượng

%

Uống

2

11,1

Tiêm

13

72,2

Truyền

3

16,7

Tổng

18

100

            Nhìn chung thuốc tiêm là nguyên nhân chính gây ADR tại Bệnh viện đa khoa Hậu Giang chiếm tỉ lệ 72,2%. Đường uống là đường xảy ra ADR ít nhất tại Bệnh viện đa khoa Hậu Giang năm 2017 chiếm tỉ lệ 11,1%.

3.5. Phân loại theo độ tuổi, giới tính xảy ra ADR:

Bảng phân loại các cá ADR theo độ tuổi

Nhóm tuổi

Số lượng

%

≤ 18

4

21,1

Từ 18 đến dưới 60

5

26,3

≥ 60

10

52,6

Tổng

19

100

Bảng phân loại các cá ADR theo giới tính

Giới tính

Số lượng

%

Nam

8

42,11

Nữ

11

57,89

Tổng

19

100

 

3.6. Phân loại theo khoa xảy ra ADR:

Khoa

Số lượng

%

Nhi

2

10,5%

Nội tổng hợp

2

10,5%

Nội 1

1

5,3%

Nhiễm

2

10,5%

Sản

2

10,5%

Hậu phẩu

3

15,8%

Ngoại tổng hợp

2

10,5%

Nội 2

1

5,3%

Nội 3

2

10,5%

Hồi sức cấp cứu

1

5,3%

Hồi sức tích cực chống độc

1

5,3%

Tổng

19

100,0%

3.7. Phân loại theo trình trạng bệnh nhân sau khi đã xử lý ADR:

Tình trạng bệnh

Số lượng

%

Ổn

19

100

Tử vong

0

0

Tổng

19

100

3.8. Phân loại theo đối tượng báo cáo:

Đối tượng

Số lượng

%

Dược sĩ

19

100

Bác sĩ

0

0

Khác

0

0

Tổng

19

100

            Nhìn chung chưa có sự quan tâm về báo cáo ADR của nhân viên y tế, thông thường khi xảy ra ADR các khoa lâm sàng đều gọi tổ Dược lâm sàng làm báo cáo. Cần có biện pháp nâng cao tinh thần tự giác báo báo cáo ADR trong bệnh viện.





DSCKI. Trương Thị Hạnh Nguyên - Khoa Dược - BVĐK TỈNH HẬU GIANG

  In bài viết



tin mới


Đơn vị trực thuộc

LIÊN KẾT

This website strongly recommends: https://www.iapac.to replica rolex
Giải Nobel Y học

SƠ đồ đường đi