TIN TỨC Y TẾ

Kỹ thuật y tế mới - Tạo niềm tin với người bệnh
[ Cập nhật vào ngày (30/01/2020) ]

Nhiều kỹ thuật mới được các cơ sở y tế triển khai, đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.


Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy thực hiện được nhiều cas phẫu thuật mắt bằng phương pháp Phaco.

Đầu tư thiết bị hiện đại

Đến Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy, không khó để tìm gặp các bệnh nhân đăng ký phẫu thuật mắt bằng phương pháp Phaco (tán nhuyễn thể thủy tinh bằng siêu âm). Kỹ thuật này chính thức được trung tâm đưa vào thực hiện đầu tháng 12 vừa qua. Ông Nguyễn Văn Hoàng, ở ấp Mỹ Hưng, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Tôi năm nay 70 tuổi nên mắt cũng khá mờ. Khi nghe ở trung tâm có phẫu thuật mắt bằng Phaco, tôi mới đăng ký, vừa giảm chi phí, rút ngắn quãng đường di chuyển, người thân chăm sóc cũng thuận tiện. Ở đây, bác sĩ hướng dẫn tận tình, khám cẩn thận, thực hiện nhiều xét nghiệm liên quan để chuẩn bị cho phẫu thuật nên tôi yên tâm lắm”.

Để có được một đội ngũ y, bác sĩ chuyên nghiệp và triển khai hiệu quả kỹ thuật mới phục vụ người dân, Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy đã cử cán bộ đi tập huấn dài hạn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Thành phố Hồ Chí Minh, gồm cả lý thuyết và thực hành. Trải qua quá trình dài gần 2 năm chuẩn bị nghiêm túc, đến nay, mọi công việc cần thiết cho việc triển khai kỹ thuật đã hoàn tất. Đối với trung tâm, triển khai kỹ thuật này là vô cùng cần thiết, tác dụng tích cực trong thu hút người bệnh.

Từ đầu tháng 12 đến nay, có hơn 20 cas phẫu thuật mắt bằng phương pháp Phaco đã được thực hiện tại trung tâm. Trung tâm đầu tư đầy đủ các trang thiết bị cần thiết dưới hình thức xã hội hóa nhằm đảm bảo phục vụ Nhân dân tốt hơn. Trung bình chi phí mỗi cas phẫu thuật khoảng hơn 6 triệu đồng. Sau khi phẫu thuật, các bệnh nhân sẽ được nằm theo dõi tại trung tâm để đánh giá tình hình sức khỏe hậu phẫu nhằm tránh những tác nhân gây nhiễm trùng, chấn thương. BSCKI Lâm Kỳ Lượng, Phó trưởng Khoa liên chuyên khoa, Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy, chia sẻ: “Chúng tôi khá tự tin khi thực hiện những cas phẫu thuật mắt bằng phương pháp Phaco. Thống kê trước đó tại trung tâm, bình quân mỗi tháng có khoảng 40 cas cần được phẫu thuật mắt nhưng phải chuyển lên tuyến trên do chưa triển khai kỹ thuật. Triển khai kỹ thuật mới là điều đáng mừng của trung tâm, giúp thu hút thêm lượng bệnh nhân và giảm bớt chi phí, gánh nặng kinh tế gia đình của bệnh nhân”.

Kỹ thuật mới được xem là giải pháp quan trọng để các cơ sở y tế khẳng định, nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh. Đặc biệt, tạo điều kiện thuận lợi để chăm sóc sức khỏe nhân dân ngay từ tuyến cơ sở, giảm chi phí, thời gian…

Nâng chất lượng tầm soát, điều trị

Còn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang, đã được đầu tư thiết bị tầm soát ung thư gan nhằm phát hiện ung thư ở giai đoạn rất sớm, khi cơ thể chưa có bất cứ triệu chứng nào. Theo thống kê của cơ quan nghiên cứu ung thư toàn cầu năm 2018, Việt Nam có hơn 25.000 trường hợp mắc mới ung thư gan, trên 25.400 người tử vong vì căn bệnh này. Đây là những con số khiến nhiều người phải giật mình lo lắng. Cho nên khi triển khai thiết bị này tại Bệnh viện, đã giúp người dân được tiếp cận kỹ thuật tiên tiến khi cần tầm soát.

Thiết bị tầm soát ung thư gan tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Đã có gần 100 trường hợp đến thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư gan tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh gần nửa năm qua, với số tiền 1.450.000 đồng/cas. Do đây là một trong những kỹ thuật mới, ít người biết, chi phí cao nên số lượng đến tầm soát còn hạn chế. Ông Lưu Hoàng Nhựt, Trưởng khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang, cho biết: “Khi phát hiện sớm được ung thư gan, sẽ nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân, tránh những di căn nghiêm trọng. Những người có tiền sử viêm gan, hay sử dụng rượu, bia… cũng nên cần tầm soát sớm”. Người bệnh sẽ được khám, tư vấn với bác sĩ chuyên khoa; xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi; tầm soát ung thư gan qua xét nghiệm định lượng AFP (Alpha Fetoproteine)…

Để cung cấp thêm thông tin về hệ thống trang thiết bị mới tại bệnh viện, cán bộ, nhân viên y tế các khoa, phòng thường tư vấn, tuyên truyền cho bệnh nhân điều trị nội trú, ngoại trú. Ông Trần Thanh Giang, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang, cho biết: “Chúng tôi rất vui khi được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong việc đầu tư nhiều trang thiết bị mới, đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. Dự kiến, cuối tháng 12, bệnh viện sẽ đưa vào triển khai hoạt động máy CT 128 lát để phục vụ người dân”.

Việc đầu tư các trang thiết bị là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng điều trị, được ngành y tế đặc biệt quan tâm, giúp tạo lòng tin nơi người bệnh.

Trong năm 2019, toàn tỉnh có khoảng 344 danh mục kỹ thuật bổ sung tại các đơn vị khám, chữa bệnh thuộc một số chuyên khoa nội, hồi sức cấp cứu chống độc, ba chuyên khoa (tai mũi họng - răng hàm mặt - mắt), sản khoa, cận lâm sàng (xét nghiệm, X - quang/điện quang, CT scanner), y học cổ truyền, vi sinh, ngoại khoa, nội soi chẩn đoán can thiệp, thăm dò chức năng. Có 9 kỹ thuật mới được áp dụng là sản khoa, y học cổ truyền, mắt kỹ thuật Phaco, nội soi dạ dày…




Hồng Diễm Theo Báo Hậu Giang

  In bài viết



tin mới


Đơn vị trực thuộc

LIÊN KẾT

This website strongly recommends: https://www.iapac.to replica rolex
Giải Nobel Y học