kiến thức y khoa

PHÂN NHÓM KHÁNG SINH VÀ CƠ CHẾ TÁC DỤNG
[ Cập nhật vào ngày (09/10/2019) ]


Kháng sinh (antibiotics) là những chất kháng khuẩn (antibacterial substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, Actinomycetes), có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác.


Phân loại kháng sinh: dựa vào cấu trúc hoá học và phổ tác dụng, kháng sinh kháng khuẩn được phân thành 9 nhóm sau:

STT

Cơ chế

Tên nhóm

Phân nhóm

1

Ức chế tổng hợp vách tế bào

Beta-lactam

Các penicilin

Các cephalosporin

Các beta-lactam khác:

Carbapenem

Monobactam

Các chất ức chế beta-lactamse

2

Ức chế tổng hợp vách tế bào

Peptid

Glycopeptid

Polypeptid

Lipopeptid

3

Ức chế sinh tổng hợp protein trên tiểu phần 30S

Aminoglycosid

4

Ức chế sinh tổng hợp protein trên tiểu phần 30S

Tetracyclin

Thế hệ 1

Thế hệ 2

5

Ức chế sinh tổng hợp protein trên tiểu phần 50S

Macrolide

6

Ức chế sinh tổng hợp protein trên tiểu phần 50S

Lincosamid

7

Ức chế sinh tổng hợp protein trên tiểu phần 50S

Phenicol

8

Ức chế ADN gyrase, ngăn cản sự tổng hợp

Quinolon

Thế hệ 1

Fluoroquinoline thế hệ 2,3,4

9

Các nhóm kháng sinh khác

Ức chế tổng hợp Acid folic

Sulfonamid

Ức chế sinh tổng hợp protein trên tiểu phần 50S

Oxazolidinon

Làm thay đổi cấu trúc của AND

5-nitroimidazol

 

1. KHÁNG SINH NHÓM BETA-LACTAM

1.1. Phân nhóm cephalosporin

Cấu trúc hóa học của các kháng sinh nhóm cephalosporin đều là dẫn xuất của acid 7-aminocephalosporanic (viết tắt là A7AC). Các cephalosporin khác nhau được hình thành bằng phương pháp bán tổng hợp. Sự thay đổi các nhóm thế sẽ dẫn đến thay đổi đặc tính và tác dụng sinh học của thuốc.

 

Thế hệ

Tên thuốc

Phổ kháng khuẩn

Cephalosporin thế hệ 1

Cefazolin

Cephalexin

Cefadroxil

Cephalothin

Có hoạt tính mạnh trên các chủng vi khuẩn Gram dương nhưng hoạt tính tương đối yếu trên các chủng vi khuẩn Gram âm. Phần lớn cầu khuẩn Gram dương nhạy cảm với cephalosporin thế hệ 1 (trừ enterococci, S. Epidermidis và S. Aureus kháng methicilin). Hầu hết các vi khuẩn kỵ khí trong khoang miệng nhạy cảm, nhưng với B. Fragilis thuốc không có hiệu quả. Hoạt tính tốt trên các chủng Moraxella catarrhalis, E. Coli, K. Pneumoniae, P.mirabilis).

Cephalosporin thế hệ 2

Cefoxitin

Cefaclor

Cefprozil

Cefuroxim

Cefotetan

Ceforanid

hoạt tính mạnh hơn trên vi khuẩn Gram âm so với thế hệ 1 (nhưng yếu hơn nhiều so với thế hệ 3). Một số thuốc nhe cefoxitin, cefotetan cũng có hoạt tính trên B. Fragilis.

Cephalosporin thế hệ 3

Cefotaxim

Cefpodoxim

Ceftibuten

Cefdinir

Cefditoren

Ceftizoxim

Ceftriaxon

Cefoperazon

Ceftazidim

Nói chung có hoạt tính kém hơn thế hệ 1 trên cầu khuẩn Gram dương, nhưng có hoạt tính mạnh trên vi khuẩn họ Enterobacteriaceae (mặc dù hiện nay các chủng vi khuẩn thuộc họ này đang gia tăng kháng thuốc mạnh mẽ do khả năng tiết beta-lactamase). Một số các thuốc như ceftazidim và cefoperazon có hoạt tính trên P. Aeruginosa nhưng lại kém các thuốc khác trong cùng thế hệ 3 trên các cầu khuẩn Gram dương.

Cephalosporin thế hệ 4

Cefepim

Cefpirom

Có phổ tác dụng rộng hơn so với thế hệ 3 và bền vững hơn với các beta-lactamase (nhưng không bền với Klebsiella peumoniae carbapenemase nhóm A). Thuốc có hoạt tính trên cả các chủng Gram dương, Gram âm (bao gồm Enterobacteriaceae và Pseudomonas).

1.2. Các beta-lactam khác
Nhóm carbapenem

Nghiên cứu biến đổi cấu trúc hóa học của penicilin và cephalosporin đã tạo thành một nhóm kháng sinh beta-lactam mới, có phổ kháng khuẩn rộng, đặc biệt có hoạt tính rất mạnh trên vi khuẩn Gram-âm – đó là kháng sinh nhóm carbapenem.

Tên kháng sinh

Phổ tác dụng

Imipenem

Có phổ tác dụng rất rộng trên vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí. Các chủng vi khuẩn nhạy cảm bao gồm streptococci (kể cả phế cầu kháng penicilin), enterococci (nhưng không bao gồm E. Faecium và các chủng kháng penicilin không do sinh enzym beta-lactam, Listeria. Một vài chủng tụ cầu kháng methicilin có thể nhạy cảm với thuốc, nhưng phần lớn các chủng này đã kháng. Hoạt tính rất mạnh trên Enterobacteriaceae (trừ chủng tiết carbapenemase). Tác dụng được trên phần lớn các chủng Pseudomanas và Acinetobacter. Tác động trên nhiều chủng kỵ khí, bao gồm cả B. Fragilis. Không bền vững đối với men DHP-1 tại thận nên cần phối hợp cilastatin.

Meropenem

Phổ tác dụng tương tự imipenem, có tác dụng trên một số chủng Gram âm như P. Aeruginosa, kể cả đã kháng imipenem.

Doripenem

Phổ tác dụng tương tự imipenem và meropenem. Tác dụng trên vi khuẩn Gram dương tương tự imipenem, tốt hơn so với meropenem và ertapenem.

Ertapenem

Phổ tác dụng tương tự các carbapenem nhưng tác dụng trên các chủng Psaeudomonas và Acinetobacter yếu hơn so với các thuốc cùng nhóm.

2. KHÁNG SINH NHÓM PEPTID

Các kháng sinh thuộc nhóm này có cấu trúc hóa học là các peptid. Dùng trong lâm sàng hiện nay có các phân nhóm:

-          Glycopeptid (vancomycin, teicoplanin)

-          Polypetid (polymyxin, colistin)

-          Lipopeptid (daptomycin)

2.1. Kháng sinh Glycopeptid

Hiện nay có hai kháng sinh glycopeptid đang được sử dụng trên lâm sàng là vancomycin và teicoplanin. Đây là hai kháng sinh đều có nguồn gốc tự nhiên, có cấu trúc hóa học gần tương tự nhau. Hai kháng sinh này có phổ tác dụng cũng tương tự nhau, chủ yếu trên các chủng vi khuẩn Gram-dương (S. aureus, S. epidermidis, Bacillusspp., Corynebacterium spp…); phần lớn các chủng Actinomyces và Clostridium nhạy cảm với thuốc. Thuốc không có tác dụng trên trực khuẩn Gram-âm và Mycobacteria. Trên lâm sàng, hai thuốc này chủ yếu được sử dụng trong điều trị S. aureus kháng methicilin.

2.2. Kháng sinh Polypeptid

Bao gồm polymyxin B (hỗn hợp của polymyxin B1 và B2) và colistin (hay còn gọi là polymyxin E). Phổ tác dụng của hai thuốc này tương tự nhau, chỉ tập trung trên trực khuẩn Gram-âm, bao gồm Enterobacter, E. coli, Klebsiella,SalmonellaPasteurellaBordetella, và Shigella. Thuốc cũng có tác dụng trên phần lớn các chủng P.aeruginosaAcinetobacter.

Các thuốc nhóm này có độc tính cao, đặc biệt là độc tính trên thận, vì vậy hiện nay polymyxin chỉ dùng ngoài, còn colistin chỉ có chỉ định hạn chế trong một số trường hợp vi khuẩn Gram-âm đa kháng, khi không dùng được các kháng sinh khác an toàn hơn./.




Khoa Dược (st)

  In bài viết



tin mới


Đơn vị trực thuộc

LIÊN KẾT

This website strongly recommends: https://www.iapac.to replica rolex
Giải Nobel Y học

SƠ đồ đường đi