Tăng huyết áp hay gặp ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo và thường khó kiểm soát. Tăng huyết áp ảnh hưởng tới 90% những bệnh nhân chạy thận nhân tạo duy trì và là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, bao gồm phì đại thất trái tiến triển, giãn thất trái, suy tim, và tử vong. Hơn nữa, những nghiên cứu gần đây chứng minh kiểm soát tốt huyết áp trên bệnh nhân góp phần cải thiện chứng phì đại thất trái, tỉ lệ mắc và tử vong do bệnh tim mạch. Gánh nặng tim mạch là khá cao ở nhóm bệnh nhân này nên kiểm soát huyết áp là rất quan trọng để cải thiện hiệu quả điều trị.
Đa số các nhóm thuốc có thể sử dụng được cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo và thường cần phối hợp nhiều nhóm thuốc để kiểm soát được huyết áp. Vì thế, bài viết này sẽ nhắc lại việc lựa chọn thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân chạy thận nhân tạo.
Dược động học của các thuốc điều trị tăng huyết áp chọn lọc trên bệnh nhân chạy thận nhân tạo.
Nhóm thuốc
|
Thời gian bán thải ở ESRD- End state of renal disease
|
Giới hạn liều (liều đầu đến liềuthường dùng hoặc tối đa
|
% được lọc bỏ khi chạy thận nhân tạo
|
Thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin
|
Captopril
|
20–30 h
|
12.5–50 mg q24
|
Có
|
Enalapril
|
Kéo dài
|
2.5–10 mg q24-48
|
35%
|
Fosinopril
|
Kéo dài
|
10–80 mg q24
|
<10%
|
Lisinopril
|
54 h
|
2.5–10 mg q24–48
|
50%
|
Thuốc chẹn thụ thể angiotesin
|
Losartan
|
4 h
|
50–100 mg q24
|
Không
|
Telmisartan
|
24 h
|
40–80 mg q24
|
Không
|
Valsartan
|
6 h
|
80–160 mg q24
|
Không
|
Irbesartan
|
11–15 h
|
75–300 mg q24
|
Không
|
Thuốc đối kháng aldosteron
|
Spironolactona
|
?
|
25–50 mg qd
|
Không
|
Thuốc chẹn alpha-beta kết hợp
|
Atenolol
|
<120 h
|
25–50 mg q48
|
75%
|
Metoprolol
|
3–8 h
|
50–200 mg bid
|
Cao
|
Metoprolol XL
|
?
|
50–400 mg qd
|
Cao
|
Propranolol
|
3–6 h
|
40–120 mg bid
|
<5%
|
Carvedilol
|
7–10 h
|
6.25–25 mg bid
|
Không
|
Carvedilol CR
|
?
|
20–80 mg qd
|
Không
|
Thuốc chẹn kênh calci
|
Amlodipin
|
?
|
2.5–10 mg qd
|
Không
|
Diltiazem
|
Kéo dài
|
Khác nhau tùy công thức
|
<30%
|
Nifedipin
|
~5 h
|
30–180 mg qdc
|
Thấp
|
Nicardipin
|
Kéo dài
|
30–60 mg bidc
|
?
|
Felodipin
|
11–16
|
2.5–10 mg qdc
|
Không
|
Verapamil
|
Kéo dài
|
Khác nhau tùy công thức
|
Thấp
|
Thuốc chẹn alpha- adrenergic
|
Doxazosinc
|
15–22 h
|
1–8 mg qhs
|
Không
|
Terazosin
|
9–12 h
|
1–20 mg qhs
|
Không
|
Prazosin
|
2–4 h
|
1–5 mg bid to tid
|
?
|
Thuốc khác
|
Clonidin
|
18–41 h
|
0.1–0.4 mg bid-tid
|
<5%
|
Hydralazin
|
7–16 h
|
10–100 mg q8 h
|
Không
|
Isosorbid dinitrate
|
?
|
5–40 mg tid
|
Có
|
Qd: mỗi ngày; bid: hai lần một ngày; tid: ba lần một ngày; qhs: lúc đi ngủ
a Không khuyến cáo với CrCl <30 ml / phút và chống chỉ định ở bệnh nhân vô niệu.
b Chống chỉ định với CrCl <30 ml / phút.
c Dạng giải phóng kéo dài
Các biện pháp can thiệp đầu tay để kiểm soát huyết áp nên tập trung vào việc hạn chế natri, cân bằng với lượng natri bị lọc bỏ trong quá trình chạy thận nhân tạo và đạt được trọng lượng thích hợp. Bên cạnh các can thiệp trên, để kiểm soát được huyết áp mục tiêu khi bệnh nhân chạy thận 3 lần/tuần thì cần dùng thêm các thuốc điều trị huyết áp. Các thuốc hàng đầu để kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo là thuốc ức chế RAAS (có thể là ACE-I hoặc ARB) vì lợi ích đã được ghi nhận của chúng trên phì đại thất trái, vận tốc sóng mạch và các biến cố tim mạch. Các thuốc hàng thứ hai bao gồm các thuốc chẹn beta (đặc biệt ở những bệnh nhân mắc bệnh mạch vành), các thuốc chẹn cả alpha và beta ở bệnh nhân suy tim, CCB và các thuốc thay thế như thuốc giãn mạch trực tiếp.
Hầu hết bệnh nhân chạy thận nhân tạo đòi hỏi cần kết hợp của các thuốc điều trị tăng huyết áp để đạt được huyết áp mục tiêu. Cũng cần xem xét tới gánh nặng sử dụng thuốc ở bệnh nhân và tỷ lệ cao bệnh nhân chạy thận nhân tạo không tuân thủ sử dụng thuốc, vì vậy nên sử dụng liều 1 lần/ngày (hoặc 3 lần mỗi tuần) ở nhóm bệnh nhân này. Nên dùng thuốc hạ huyết áp vào buổi tối nếu dùng liều 1 lần/ngày để kiểm soát tăng huyết áp về đêm ở nhiều bệnh nhân chạy thận nhân tạo và để giảm thiểu nguy cơ tụt huyết áp trong quá trình lọc máu./.