Hội nghị - Hội thảo

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 07/2017 - MỘT SỐ THUỐC KHÔNG ĐƯỢC PHÉP NGHIỀN, BẺ
[ Cập nhật vào ngày (19/12/2017) ]

Có rất nhiều dạng thuốc viên không nên nhai hoặc nghiền, bẻ nhỏ. Bởi vì việc này sẽ phá vỡ cấu trúc giải phóng thuốc, làm thay đổi dược động học của thuốc và có thể dẫn đến mất hoặc giảm hiệu quả điều trị hoặc xảy ra độc tính cho người bệnh.


1.     Thuốc có dạng bào chế giải phóng dược chất kéo dài

Là dạng thuốc phóng thích dược chất suốt 12 hoặc 24 giờ.

Dấu hiệu nhận biết: ký hiệu trên tên thuốc thường có các chữ viết tắt.

Bảng: Kí hiệu nhận biết thuốc giải phóng kéo dài

Kí hiệu

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

LA

Long acting

Tác dụng kéo dài

CR

Controlled release

Phóng thích có kiểm soát

CD

controlled delivery

Phóng thích có kiểm soát

SR

Sustained release

Phóng thích chậm

XL/XR

Extended release

Phóng thích kéo dài

SA

Sustained action

Tác dụng kéo dài

DA

Delayed action

Tác dụng kéo dài

MR

Modified release

Tác dụng kéo dài

ER

Extended release

Tác dụng kéo dài

PA

Prolonged action

Tác dụng kéo dài

Retard

Retard

Chậm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



Ví dụ: Alsiful S.R (Alfuzosin), Glumeron 30 MR (Gliclazid)...

Tuy nhiên, nhiều tên thuốc không có ký hiệu để nhận biết như: Nitromint (nitroglycerin), Kaldyum (Kali Clorid).

Dạng thuốc này chứa hàm lượng cao hơn dạng thuốc thông thường nên phải dùng đúng số viên, số lần trong ngày. Nếu dùng sai có thể gây quá liều nguy hiểm và đặc biệt không được nhai, bẻ nhỏ hoặc mở viên nang.

2. Thuốc bao tan trong ruột

Là dạng bào chế để thuốc đi qua dạ dày còn nguyên vẹn và chỉ tan ở phần đầu ruột non (tá tràng) và phóng thích dược chất ở ruột. Mục đích của dạng thuốc này là ngăn ngừa dược chất bị phân hủy trong môi trường acid của dạ dày như các thuốc ức chế bơm proton OVAC (omeprazole) hay ngăn ngừa dược chất phóng thích ở dạ dày, gây hại cho niêm mạc dạ dày (như viên nén bao tan ở ruột Aspirin 81mg). Với loại thuốc viên bao tan trong ruộtrất cần uống nguyên vẹn cả viên.

 3. Thuốc ngậm dưới lưỡi

Tuyệt đối không được bẻ đôi, bẻ nhỏ viên thuốc, nếu làm như vậy thì sẽ phá vỡ cấu trúc nguyên vẹn của thuốc, làm hỏng dạng thuốc.

4. Thuốc chứa dược chất có nguy cơ gây hại cho người tiếp xúc

Là thuốc điều trị ung thư, thuốc gây độc tế bào, thuốc ức chế miễn dịch. Việc nhai hoặc nghiền các thuốc này có thể không ảnh hưởng đến dược động học của thuốc nhưng sẽ tạo ra các hạt phân tử có khả năng gây hại cho người thao tác do hít phải các phân tử này.

5. Thuốc rất đắng, có mùi khó chịu: không nên nhai, nghiền những thuốc mà dược chất có mùi vị khó chịu như ZINNAT (cefuroxim) vì bệnh nhân sẽ không chịu được vị đắng khó chịu của dược chất.

Bảng: Danh mục thuốc không được nghiền và bẻ tại BVĐK Hậu Giang

Hoạt chất

Biệt dược

Thuốc giải phóng kéo dài

Theophyllin

TheostatL.P

Gliclazid

Glumeron 30 MR

Alfuzosin

Alsiful SR, Xatral SR

Nifedipin

Nifedipin Hasan 20 Retard

Kali Clorid

Kaldyum

Nitroglycerin

Nitromint 2,6mg

Thuốc bao tan ở ruột

Omeprazole

Ovac-20

Valproat natri

Dalekine

Acetylsalicylic acid

Aspirin 81mg

Thuốc viên sủi

Paracetamol + Codein

Panalganeffer codein

Calci carbonat+ calci gluconolactat

MyVita Calcium 500

Calci carbonat + Vitamin D3

Calci D-Hasan

Paracetamol

MyPara

Thuốc rất đắng, mùi vị khó chịu

Cefuroxim

ZINNAT




DS CKI Trương Thị hạnh Nguyên (sưu tầm)

  In bài viết



tin mới


Đơn vị trực thuộc

LIÊN KẾT

This website strongly recommends: https://www.iapac.to replica rolex
Giải Nobel Y học