kiến thức y khoa

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 07/2024
[ Cập nhật vào ngày (14/11/2024) ]

Báo cáo sơ kết về phản ứng có hại của thuốc (ADR) 06 tháng đầu năm 2024 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hậu Giang


I.   Tổng hợp số lượng báo cáo ADR từ các đơn vị khám, chữa bệnh năm 2023:

Nguồn: Trung tâm DI ADR Quốc gia.

STT

Tên cơ sở khám, chữa bệnh

Số ca ADR

1

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang

22

2

Trung tâm Y tế Châu Thành - Hậu Giang

18

3

Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Hậu Giang

05

4

Bệnh viện Đa khoa thành phố Ngã Bảy

24

5

Trung tâm Y tế thành phố Ngã Bảy

01

6

Trung tâm Y tế thị Long Mỹ

05

7

Bệnh viện Đa khoa Số 10

01

8

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hậu Giang

01

9

Bệnh viện Chuyên khoa Tâm thần và Da liễu tỉnh Hậu Giang

01

II.   Tổng hợp báo cáo sơ kết ADR tại bệnh viện Đa khoa Hậu Giang từ giai đoạn 01/01/2024 – 30/06/2024:

Từ tháng 01/2024 - 06/2024, tại Bệnh viện Đa khoa Hậu Giang xảy ra 05 trường hợp ADR đã được các khoa lâm sàng xử lý và thông báo về khoa Dược. Số lượng báo cáo ADR thấp hơn cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2023 ( 08 trường hợp ).

Trong đó thông tin lược về người bệnh gồm:

   - Về giới tính: Nữ có 02 ca (40%) chiếm tỷ lệ thấp hơn Nam 3 ca (60%)\

   - Về tuổi: Các báo cáo ADR xuất hiện mọi nhóm tuổi, thấp nhất 25 tuổi cao nhất là 69 tuổi, tuổi trung bình là 47 tuổi.

  - Nhận định ban đầu về nguyên nhân dùng thuốc chính dẫn đến phản ứng hại thường gặp nhất là sử dụng kháng sinh,      các bệnh về đường tiêu hóa...

Thông tin phản ứng có hại của thuốc

   - Thời gian trung bình phản ứng hại xuất hiện ( kể từ lần dùng cuối cùng của

     thuốc nghi ngờ ) : 05 phút ( phản ứng có thể xảy ra ngay lập tức ).

- Mức độ nghiêm trọng của phản ứng: đa số phản ứng có hại thường nghiêm trọng, là bệnh nhân có tình trạng khó thở đe dọa     tính mạng và kéo dài thời gian nằm viện.

-  Kết quả sau khi xử trí phản ứng: có 05 ca (100%) hồi phục không di chứng.

Thông tin thuốc nghi ngờ gây ADR được báo cáo tại bệnh viện

- Danh sách các thuốc nghi ngờ gây ADR tại bệnh viện được báo cáo trong giai đoạn từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày               30/6/2024 được trình bày trong bảng sau:

STT

Thuốc nghi ngờ gây ra tình trạng ADR

Số lượng

1

Piperacillin 4g

01

2

AtiMezon 40mg ( Omeprazole 40mg ).

01

3

Cefoxitin 1g

01

4

VECMID ( Vancomycin 1g )

01

5

Ceftazidim 1g

01

Khoa Dược xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của các khoa lâm sàng đã tham gia báo cáo ADR và mong muốn tiếp tục nhận được sự phối hợp với mục tiêu bảo đảm sử dụng thuốc an toàn hợp lý nhằm góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bệnh nhân./.




Phòng QLCL - CTXH - Bệnh viện đa khoa Hậu Giang

  In bài viết



tin mới


Đơn vị trực thuộc

LIÊN KẾT

This website strongly recommends: https://www.iapac.to replica rolex
Giải Nobel Y học

SƠ đồ đường đi