
GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia nhấn mạnh: “Nghị định số 188/2025/NĐ-CP cũng là kết quả cụ thể của quá trình thể chế hóa đồng bộ các chủ trương lớn của Đảng, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHYT một cách đồng bộ, khả thi, minh bạch và phù hợp với thực tiễn”.
Theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, Nghị định 188/2025/NĐ-CP thể hiện rõ tinh thần cải cách hành chính, đổi mới quản trị theo Nghị quyết 66 (về đổi mới công tác xây dựng, thi hành pháp luật) và thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện trong tổ chức thực hiện chính sách BHYT, một bước cụ thể hóa Nghị quyết 57 trong lĩnh vực y tế.
Nghị định số 188/2025/NĐ-CP cũng là kết quả cụ thể của quá trình thể chế hóa đồng bộ các chủ trương lớn của Đảng, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHYT một cách đồng bộ, khả thi, minh bạch và phù hợp với thực tiễn.
“Đồng thời, việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, số hóa quy trình, liên thông dữ liệu phục vụ thanh toán BHYT không chỉ giúp giảm gánh nặng cho người dân, mà còn khẳng định vai trò trung tâm của chuyển đổi số trong phát triển hệ thống y tế hiện đại, hiệu quả, bền vững”- Thứ trưởng Trần Văn Thấn nói.
Đại diện Vụ BHYT cho biết, tại Nghị định này có 12 điểm mới, cụ thể:
Thứ nhất, bổ sung các trường hợp không bị coi là trốn đóng BHYT. Nghị định đã quy định các trường hợp theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 48b của Luật BHYT không bị coi là trốn đóng BHYT khi có một trong các lý do sau theo công bố của cơ quan có thẩm quyền về phòng, tránh thiên tai, tình trạng khẩn cấp, phòng thủ dân sự và phòng, chống dịch bệnh.
Quy định này giúp bảo vệ quyền lợi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động trong các trường hợp thiên tai, dịch bệnh, bất khả kháng mà chưa hoàn thành việc đóng BHYT cho người lao động thì không bị xử lý vi phạm theo Luật xử lý vi phạm hành chính.
Thứ hai, bổ sung quy định mức hỗ trợ đóng BHYT cho một số đối tượng. Nghị định đã bổ sung mức hỗ trợ đóng cho một số đối tượng mới được quy định tại Luật BHYT số 51/2024/QH15, cụ thể như sau:
Ø Hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT đối với đối tượng nạn nhân theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người. Thời gian hỗ trợ là 1 năm kể từ khi đối tượng được cơ quan có thẩm quyền xác định là nạn nhân theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người.
Ø Hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT đối với đối tượng nhân viên y tế thôn, bản.
Ø Đặc biệt, Nghị định đã quy định tăng mức hỗ trợ đóng BHYT cho đối tượng học sinh, sinh viên từ 30% lên mức 50%.
Quy định này có ý nghĩa quan trọng trong việc mở rộng độ bao phủ, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho người dân, đặc biệt là các đối tượng yếu thế. Giúp giảm gánh nặng tài chính khi ốm đau, bệnh tật, đồng thời củng cố hệ thống an sinh xã hội.
Thứ ba, sửa đổi, bổ sung trách nhiệm cơ quan thực hiện chuyển kinh phí đóng BHYT và cơ quan lập danh sách cấp thẻ BHYT của các nhóm đối tượng tham gia BHYT;
Thứ tư, bổ sung quy định về thủ tục cấp thẻ BHYT. Nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và đáp ứng nhu cầu, điều kiện tiếp cận của mọi người dân, Nghị định hướng dẫn cụ thể việc thực hiện thủ tục cấp thẻ BHYT bản điện tử, bản giấy cho người tham gia BHYT trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc qua ứng dụng của cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan bảo hiểm xã hội, hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích đến cơ quan bảo hiểm xã hội.
Việc quy định đa dạng các hình thức cấp thẻ BHYT giúp người dân có thể dễ dàng, nhanh chóng thực hiện thủ tục, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.
Thứ năm, bổ sung quy định về hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT;
Thứ sáu, sửa đổi, bổ sung một số quy định về thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh giữa cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở khám bệnh chữa bệnh;