kiến thức y khoa

NGỘ ĐỘC THUỐC TÊ
[ Cập nhật vào ngày (09/10/2019) ]

Ngộ độc thuốc gây tê là phản ứng có hại nghiêm trọng, có thể gây tử vong cho bệnh nhân. Tất cả các thuốc gây tê đều có khả năng gây độc tính toàn thân với tỷ lệ độc tính trên tim mạch và thần kinh khác nhau.


Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thuốc gây tê bao gồm vô ý tiêm vào lòng mạch, hấp thu từ mô, dùng liều lặp lại (thường từ các cán bộ y tế khác nhau) mà không cân bằng với quá trình thải trừ của thuốc và hấp thu không chủ ý từ ruột hoặc niêm mạc.

Đặc điểm một số thuốc gây tê thường dùng

Thuốc

Nhóm

pKa

Thời gian khởi phát

Thời gian duy trì

Khả năng gắn protein

Tính ưa lipid

Hiệu lực

Liều tối đa (đơn độc) mg/kg

Liều tối đa kết hợp (adr-enalin) mg/kg

Lidocain

Amid

7,8

Nhanh

Trung bình

++

++

Trung bình

4,5

7

Bupivacain

Amid

8,1

Chậm

Dài

++++

++++

Mạnh

2,5

3

Ropivacain

Amid

8,1

Chậm

Dài

+++

+++

Mạnh

3

3,5

Mepivacain

Amid

7,7

Nhanh

Trung bình

++

++

Trung bình

4,5

7

Cloroprocain

Ester

8

Nhanh

+

Ngắn

++

Trung bình

11

14

  XỬ TRÍ NGỘ ĐỘC THUỐC GÂY TÊ

Bộ cấp cứu ngộ độc thuốc gây tê nên bao gồm:

- Nhũ tương lipid 10%: tổng 1 L

- Một vài ống tiêm lớn và kim tiêm;

- Bộ dây truyền tĩnh mạch;

- Bảng kiểm xử trí ngộ độc thuốc gây tê của ARSA

Sử dụng nhũ tương lipid ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng ngộ độc thuốc gây tê nghiêm trọng.

Nhũ tương lipid có thể được sử dụng để xử trí ngộ độc do bất kỳ loại thuốc gây tê nào.

Sử dụng adrenalin với liều thông thường (1mg) có thể làm giảm hiệu quả cấp cứu ngộ độc thuốc gây tê và giảm tác dụng của nhũ tương lipid. Do đó, nên sử dụng adrenalin với liều thấp hơn liều thường dùng trong hổi sinh phổi nâng cao (ví dụ liều bolus ≤ 1mcg/kg) hoặc trong điều trị hạ huyết áp.

Không nên sử dụng propofol đối với bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn tim mạch.

Tiếp tục theo dõi (2-6 giờ) sau khi xuất hiện dấu hiệu ngộ độc thuốc gây tê, vì tình trạng ức chế tim mạch do thuốc gây tê có thể kéo dài hoặc tái phát sau khi xử trí.

+ Nếu tình trạng ngộ độc thuốc gây tê chấm dứt nhanh và không có dấu hiệu rối loạn tim mạch. Có thể cân nhắc tiến hành phẫu thuật sau khi theo dõi khoảng 30 phút mà không phát hiện biến cố nào xảy ra.

Trong thực hành lâm sàng, cần tránh nhầm lẫn giữa ngộ độc thuốc gây tê với phản ứng dị ứng, vì điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình cấp cứu bệnh nhân. Dị ứng thuốc gây tê là phản ứng có hại đã được ghi nhận nhưng rất hiếm gặp.

Theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế về Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ, cần chú ý khai thác kỹ tiền sử dị ứng trước khi tiến hành gây mê, gây tê phẫu thuật. Một số thuốc gây tê là những hoạt chất ưa mỡ có độc tính cao. Khi vào cơ thể, các thuốc này có thể gây nên tình trạng ngộ độc nặng, giống như phản vệ, có thể gây tử vong trong vài phút. Nếu xảy ra phản ứng, cần điều trị cấp cứu bằng thuốc kháng độc (nhũ dịch lipid) kết hợp với adrenalin vì không thể biết được ngay cơ chế phản ứng là nguyên nhân ngộ độc hay dị ứng. Trong cấp cứu ngộ độc thuốc gây tê, nhũ dịch lipid 20% tiêm tĩnh mạch được dùng với liều như sau:

- Người lớn: Tổng liều 10 ml/kg, trong đó bolus 100 ml, tiếp theo truyền tĩnh mạch 0,2-0,5 ml/kg/phút.

- Trẻ em: Tổng liều 10 ml/kg, trong đó bolus 2 ml/kg, tiếp theo truyền tĩnh mạch 0,2-0,5 ml/kg/phút.

Trường hợp nặng, nguy kịch có thể tiêm 2 lần bolus cách nhau vài phút.

Ngộ độc thuốc gây tê là phản ứng có hại nghiêm trọng và có thể gây tử vong cho bệnh nhân. Tuy nhiên, phản ứng này chưa được các cán bộ y tế chú ý đúng mức.

Trên đây là những thông tin ngộ độc thuốc gây tê để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh được tốt hơn, hạn chế tai biến khi sử dụng trên bệnh nhân./.


 

 

 

 

 





Khoa Dược (st) Theo http://magazine.canhgiacduoc.org.vn

  In bài viết



tin mới


Đơn vị trực thuộc

LIÊN KẾT

This website strongly recommends: https://www.iapac.to replica rolex
Giải Nobel Y học

SƠ đồ đường đi